
Etherscan là một trong những chủ đề nóng hiện nay trong thế giới tiền điện tử. Mọi người yêu thích tiền điện tử đều muốn biết etherscan là gì, vì vậy nếu bạn là một trong số họ thì cũng không có gì là lạ. Hôm nay Huongdandaotienao sẽ chia sẻ tất cả về etherscan.
Etherscan là gì?
Etherscan (có website https://etherscan.io) là BlockExplorer được phát triển rành riêng cho cho nền tảng Ethereum. BlockExplorer về cơ bản là một công cụ tìm kiếm cho phép người dùng dễ dàng tra cứu, xác nhận và xác thực các giao dịch đã diễn ra trên Ethereum Blockchain. Chúng được vận hành và phát triển độc lập bởi một nhóm các cá nhân thực sự đam mê và hào hứng với các nền tảng phi tập trung và các ứng dụng cơ sở hạ tầng mà Ethereum tạo ra. Etherscan được thành lập vào tháng 7 năm 2015 được thành lập bởi CEO Matthew Tan, người Malaysia. Hiện tại đội ngũ Etherscan có hơn 10 người, chủ yếu sống và làm việc tại Malaysia.

Etherscan không được tài trợ, vận hành hoặc quản lý bởi Ethereum Foundation mà thay vào đó tồn tại như một thực thể độc lập. Ethereum Blockchain có một sổ cái công khai (như cơ sở dữ liệu phi tập trung). Etherscan không phải là nhà cung cấp dịch vụ ví, chúng không lưu trữ khóa riêng của bạn và chúng cũng kiểm soát các giao dịch diễn ra trên mạng Ethereum. Vào ngày 20/5/2018, Etherscan đã bổ sung thêm nhiều tính năng mới hỗ trợ cho hệ sinh thái của Ethereum và được Vitalik Buterin, người sáng lập ra Ethereum, ủng hộ trên Twitter.
Cách kiểm tra giao dịch ETH và Token trên Etherscan
Các bạn có nhiều cách để kiểm tra giao dịch với đồng ETH hoặc một số Token được phát triển trên nền tảng Ethereum trên Etherscan, trước tiên mình muốn các bạn hiểu một số thuật ngữ sau:
- Txn Hash hay TXID: đây là mã giao dịch nó giống như trong Westion Union nếu bạn nào đã từng nhận tiền hoặc chuyển tiền từ nước ngoài qua ngân hàng sẽ có một mã số bí mật thì ở đây Txn Hash hay TXID cũng vậy nhưng với Etherscan thì mã này công khai ai cũng có thể kiểm tra được mã này. Mỗi khi các bạn chuyển coin hoặc nhận coin các bạn sẽ nhận được một mã Txn Hash hay TXID đây là mã để các bạn kiểm tra giao dịch trên Etherscan.
- Sender Address: là địa chỉ ví ETH của người gửi, các bạn cũng có thể lấy địa chỉ ví của người gửi coin để kiểm tra họ đã phát sinh giao dịch hay chưa? hoặc kiểm tra những giao dịch của họ trước đây.
- Receiver Address: địa chỉ ví ETH của người nhận, cũng tương tự như Sender Address các bạn đều có thể kiểm tra chi tiết về một địa chỉ ví nào đó.
=> Các bạn chỉ cần có một trong những thông tin bên trên thì các bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được bất kỳ một địa chỉ ví nào, nếu thông tin hợp lệ Etherscan sẽ hiển thị mọi thông tin liên quan đến giao dịch.
Hướng dẫn đọc thông tin từ địa chỉ ví ETH
Mỗi một địa chỉ ví ETH khi check trên Etherscan chúng ta sẽ biết được những thông tin như sau:

- Balance: Sẽ hiển thị tổng số ETH mà địa chỉ ví đó đang nắm giữ (chưa tính giá trị token có trong ví đó).
- EtherValue: Là giá trị quy đổi số ETH ví đó đang nắm giữ ra USD theo tỷ giá hiện tại.
- Transactions: là tổng số những giao dịch đã phát sinh trên địa chỉ ví, những giao dịch nạp vào hoặc ra của ví sẽ được liệt kê hết ở đây (đơn vị txns là từ viết tắt của transactions).
- Token: là tổng giá trị tài sản của tất cả các token có trên ví.
Ở phần bên dưới các bạn để ý có 2 phần là Transactions là những giao dịch của ETH và Token Transfers là những giao dịch của Token và chúng đều có những thông tin cụ thể như sau:
- TxHash: là mã giao dịch mỗi giao dịch diễn ra sẽ có một mã duy nhất và các bạn có thể dùng nó để đối chiếu với người mua hoặc bán khi các bạn thực hiện giao dịch, nếu trong quá trình giao dịch có tranh chấp gì giữa 2 bên các bạn có thể lấy mã này làm bằng chứng để đối chiếu.
- Block: Nơi mà giao dịch của bạn được xử lý.
- Age: là thời gian giao dịch, hay được gọi là tuổi của khối.
- From: là địa chỉ ví gửi đi của giao dịch trong đó IN là ví đó nhận được coin, còn OUT là coin trong ví đó được chuyển sang một ví khác.
- TO: địa chỉ của ví nhận được trong giao dịch.
- Value: là giá trị số coin mà ví đó chuyển đi hoặc nhận.
- TxFee: là phí phải trả khi thực hiện giao dịch đó.
- Token (chỉ có ở tab Token Transfer): mã và chuẩn token của giao dịch. Các bạn có thể Click vào đó để xem thông tin Smart Contract của token đó.
=> Khi các bạn kiểm tra giao dịch trên ví nếu thấy có thông tin trong phần Transactions thì các bạn có thể yên tâm vì giao dịch đó đã được thực hiện, và không thể rút lại.
Hướng dẫn kiểm tra giao dịch bằng Txhash
Như mình đã nói ở trên khi các bạn chuyển hoặc nhận ETH hoặc Token giữa 2 địa chỉ ví khác nhau khi các bạn thực hiện lệnh chuyển thì sẽ sinh ra mã TxHash và các bạn có thể lấy mã này để kiểm tra đối chiếu giao dịch, và sẽ hiển thị những thông tin như sau:

- Status: Thể hiện tình trạng của giao dịch nếu các bạn thấy Success thì giao dịch đã hoàn tất, nếu hiện thị là Process nghĩa là giao dịch đang được xử lý.
- Block: số thứ tự của khối chứa giao dịch này. Một giao dịch sẽ được thực hiện khi có ít nhất một block confirmation.
- Timestamp: là thời gian mà giao dịch đó đã được thực hiện, được xử lý khi nào, ngày nào, giờ nào.
- From: địa chỉ ví gửi đi.
- To: địa chỉ ví nhận.
- Value: giá trị của giao dịch tính theo ETH và quy đổi sang USD.
- Actual Tx Cost/Fee: phí giao dịch của giao dịch này.
=> Đó là toàn bộ những thông tin mà chúng ta có thể đọc được bằng TxHash.
Hướng dẫn kiểm tra số dư Token ERC trong ví ETH
Với Etherscan các bạn có thể kiểm tra nhanh được số sư trong ví của các bạn bằng cách các bạn nhập địa chỉ ví của các bạn vào ô tìm kiếm trên Etherscan -> và vào mục Token Balances để xem số dư như hình dưới:


- Sau khi nhập địa chỉ ví của các bạn vào rồi các bạn nhấn vào ERC-2.0 Tokens để xem chi tiết những token nào các bạn đang nắm giữ và giá trị của từng token.
Hướng dẫn kiểm tra Smart Contract trên Etherscan
Khi các bạn kiểm tra số dư của Token trên Etherscan trong cột Token các bạn có thể nhấn vào bất cứ token nào các bạn muốn kiểm tra Smart Contract, các thông tin hiển chi tiết như sau:

- Total Supply: là tổng số Token được phát hành theo quy định của Smart contract.
- Holders: là tổng số ví đang nắm giữ Token đó.
- Price: là token đó thời điểm hiện tại theo thời gian thực.
- Marketcap: là tổng số vốn hóa mà token đó đang sở hữu trên bảng xếp hạng Coinmarketcap.
- Decimals: là số thập phân tối đa mà token đó hỗ trợ. Ví dụ Decimals là 6 thì token đó có thể chia nhỏ đến mức 0.000001.
- Contract: địa chỉ duy nhất của contract đó, tương tự địa chỉ ví.
Hướng dẫn theo dõi nhiều ví ETH trên Etherscan
Đây là một tính năng rất hay của Etherscan các bạn có thể cùng lúc theo dõi nhiều địa chỉ ví và được thông báo qua Email khi phát sinh giao dịch mới. Lưu ý tính năng này chỉ theo dõi được những token đã được liệt kê trên các sàn giao dịch còn những token mới phát hành hay ICO thì không thể làm được.
Để làm được điều này trước tiên các bạn hãy tạo cho mình một tài khoản trên trang Etherscan.io nhé.
Sau khi đã tạo được tài khoản trên Etherscan rồi các bạn tiến hành đăng nhập vào tài khoản và vào phần My Account > Watch List > Add New Address.

- Email address: các bạn nhập địa chỉ ví cần theo dõi vào.
- Description : các bạn viết mô tả dễ nhớ vào, tùy ý.
- Please select your notification method below : các bạn có thể chọn nhận bằng bất kỳ hình thức nào nhé.
-> Cuối cùng nhấn Continue để kết thúc. Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách theo dõi một hay nhiều địa chỉ ví ETH hoặc token ERC bằng Etherscan khá là đơn giản phải không nào.
Hướng dẫn theo dõi sàn giao dịch phi tập trung (DEX) với Etherscan
Etherscan hiện tại đã bổ xung thêm tính năng theo dõi các sàn giao dịch phi tập trung DEX ví dụ như sàn: Bancor, Kyber Network … cho phép bạn theo dõi toàn bộ giao dịch trên các sàn này cũng như các lệnh chờ trên sổ lệnh.
- Tính năng DEX Tracker: theo dõi tất cả các lệnh vừa được khớp trên sàn.
- Tính năng DEX Pie Chart: Thống kê so sánh khối lượng giao dịch giữa các sàn.
- Tính năng DEX Order Books: Giá chào bán của các token đang được thực hiện trên các sàn DEX.
Lời kết
Qua bài viết các bạn đã biết được Etherscan là gì? có thể đọc được những tham số cũng như sử dụng Etherscan để check được những thông tin của ETH và Token ERC 2.0. Hi vọng bài viết này giúp ích được cho các bạn trong quá trình kiểm tra và đối chiếu giao dịch. Mọi người có gì thắc mắc hay cần bổ sung hãy Comment dưới bài viết này nhé.
Để lại một phản hồi