Hướng dẫn nhận biết và tránh bị lừa đảo khi chơi crypto

Mọi người có thể tự biến mình thành nạn nhân của những trò lừa đảo trong thị trường tiền ảo nếu không thực sự tỉnh táo. Tất nhiên, nó sẽ không xảy ra nếu bạn biết cách nhận diện những trò bịp bợm này và biết cách làm thế nào để phòng chống lại chúng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các hình thức lừa đảo thường gặp nhất trong crypto và giải pháp để tránh sa bẫy. 

Tổng hợp những hình thức lừa đảo khi chơi crypto

Tiền giả

Giống như tiền pháp định, tiền điện tử cũng có thể giả mạo. Những loại coin này thường tự xác định mình có thể thay thế cho những đồng coin lớn hơn. Chẳng hạn như một coin tuyên bố là fork của Bitcoin, Ethereum… hoặc là coin mới được tạo ra từ một chi nhánh của công ty mẹ chẳng hạn.

Những dự án scam như vậy sẽ cố gắng thu hút sự chú ý của bạn và khiến bạn thấy chúng thực sự tiềm năng để đầu tư vào. 

Sàn giao dịch giả mạo

Sàn giao dịch giả mạo cũng là một hình thức lừa đảo phổ biến trong crypto. Những sàn này cũng nói rằng họ hoạt động hợp pháp, mang đến những tùy chọn về tính năng để giao dịch với tiền điện tử. Bạn có thể mắc bẫy và mua bán coin trên các sàn này, tuy nhiên quyền sở hữu tài sản lại hoàn toàn thuộc về họ. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn một sàn Bitcoin và tiền điện tử uy tín. 

Người dùng nên ưu tiên lựa chọn các sàn coin quốc tế có thương hiệu lớn. Tại những sàn lớn, bạn có thể kiếm tiền với crypto bằng nhiều tính năng trên sàn, cập nhật mới nhất giá Bitcoin, giá Shiba và hàng nghìn loại tiền điện tử khác đang hoạt động trên thị trường. Dễ dàng giao dịch mua bán tiền điện tử với các cặp giao dịch phổ biến như BTC USDT, DOGEUSDT…. 

Bơm thổi

Bơm thổi là một mô hình xuất phát từ thị trường chứng khoán. Mục đích của nó là thổi phồng một loại tài sản cụ thể sẽ tăng giá kỷ lục để nhà đầu tư cố gắng mua nó ở mức giá đang thấp. Những người đứng sau kế hoạch này khi đạt mục đích lợi nhuận sẽ thổi bay dự án. 

Chương trình độc hại

Các chương trình độc hại là lỗ hổng mà không gian mạng thường xuyên phải đối mặt. Nếu thiết bị bị nhiễm mã độc thì dữ liệu người dùng có thể bị đánh cắp hoặc thao túng. Nó cũng có thể xảy ra đối với coin/token của bạn, khi bạn sử dụng những phương tiện cất giữ tài sản bảo mật kém.

App giả mạo

Những app giả mạo liên quan đến tiền điện tử hoạt động tương tự như tiền điện tử giả mạo, sàn giao dịch giả mạo vậy. Chúng tạo ra mọi thứ để người dùng tin rằng chúng thực sự hợp pháp, khiến bạn download về thiết bị. Các app như vậy thường cài mã độc để tấn công dữ liệu người dùng khi được tải xuống thiết bị.

Mô hình Ponzi

Ponzi là một mô hình mà người đứng sau gây quỹ để tìm ra 2 nhà giao dịch khác và dụ họ chuyển tiền cho người này để x2 khoản đầu tư đó. Tiếp đó, người này lại tìm 4 nhà giao dịch khác và làm điều tương tự để giúp họ thực hiện được kế hoạch. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi số lượng người bị họ lừa lên đến con số N. 

Thoát lệnh

Phần lớn các dự án tiền ảo đều gọi vốn thông qua các đợt rao bán ICO. Những đợt phát hành coin ICO có thể bí mật hoặc công khai. Giá coin trong những đợt ICO thường rất rẻ, vì vậy các nhà giao dịch thường có xu hướng gom nhiều coin bằng việc tham gia ICO. Thế nhưng một số dự án có thể gọi xong vốn và đóng dự án để giữ tiền cho riêng mình.  

Lừa đảo DeFi

DeFi là một xu hướng mới trong thị trường tiền ảo và blockchain. Một cách dùng của DeFi là khai thác lợi suất. Giống như stake, farm lợi suất giúp người tham gia vay coin để kiếm được nhiều coin hơn bằng lãi suất cho vay. Tuy nhiên, những người đứng sau cũng có thể không bao giờ trả phần lãi đó cho bạn, thậm chí là lấy hết tài sản gốc của bạn.

Hướng dẫn nhận diện lừa đảo tiền điện tử

Không có cái gì quá tốt dành cho bạn cả

Nếu một điều gì đó được mô tả quá tốt thì nó khó có thể là sự thật. Đặc biệt là những trò bơm thổi trong thị trường tiền ảo. 

Tính hợp pháp

Một dự án có hợp pháp hay không dựa vào rất nhiều yếu tố. Bạn có thể tìm hiểu nó qua nhóm sáng lập, thông tin về các cá nhân trong nhóm, công ty điều hành đứng sau nếu có…

Sách trắng

Sách trắng là một yếu tố quan trọng hàng đầu của tiền mã hóa. Sách trắng không chỉ cho thấy một dự án hợp pháp hay không, mà còn cung cấp cho mọi người toàn bộ thông tin liên quan đến dự án. 

Yêu cầu gửi tiền

Nếu ai đó yêu cầu bạn gửi tiền thì đó cũng là một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận ra đây là một trò bịp.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về kinh nghiệm nhận biết cũng như tránh gặp phải lừa đảo khi đầu tư vào lĩnh vực tiền điện tử. Hy vọng bạn sẽ không mắc phải những cạm bẫy lừa đảo trong crypto và có một hành trình đầu tư may mắn!



Nếu chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé: https://huongdandaotienao.com/go/sanbinance/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*